Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề đã xảy ra rất nhiều tại các khu vực đô thị. Tình trạng này đã để lại nhiều hậu quả đau lòng về người và của. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng vấn đề này vẫn còn rất nan giải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này ? Những biện pháp nào để xây dựng nhà không ảnh hưởng nhà liền kề? Cùng Nixcons tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. TẠI SAO CẦN CHÚ TRỌNG XÂY NHÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG NHÀ LIỀN KỀ
Việc xây nhà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến các nhà liền kề xung quanh như:
- Gây hiện tượng nứt vách, nứt tường, thấm dột.
- Làm hở dầm móng
- Máy móc thiết bị làm ồn nghiêm trọng đến nhà xung quanh
- Trường hợp nhà liền kề xây đã nhiều năm, nền đất đã yếu. Khi tiến hành ép cọc sâu xuống nền đất sẽ làm khối đất bị dâng lên. Việc này sẽ khiến chèn ép lên các móng nhà liền kề. Hậu quả dẫn tới các nhà bên sẽ bị sụt lún, nghiêng, nứt tường, đội nền…. Những ngôi nhà sử dụng móng nông thì nguy hiểm càng cao.
- Hệ thống đường ống cấp thoát nước bị vỡ, làm rò đường dây điện đi âm tường.
2. NGUYÊN NHÂN XÂY NHÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÀ LIỀN KỀ
- Các vùng đô thị, đặc biệt là đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng đều nằm trên vùng có địa chất yếu. Các vùng chứa những tầng bùn sâu sau lớp đất sét chịu lực dày từ 3,5 đến 7m. Các ngôi nhà cũ khoảng 2 – 3 tầng hầu hết đền xây trên các móng nông. Các ngôi nhà này sẽ truyển tải lực trực tiếp vào lớp đất sét trên.
- Trong nhiều năm, hệ cân bằng giữa khả năng chịu tải của nền và công trình đã ổn định. Khi xây công trình mới hoặc tháo dỡ sẽ phá vỡ trạng thái này và ảnh hưởng đến nhà liền kề.
- Nền đất có thể bị chồi lên (khi tháo dỡ công trình) hoặc lún xuống khi xây công trình mới. Sự lún hoặc chồi của nền khiến công trình liền kề chịu ảnh hưởng.
- Trước khi làm móng cần khảo sát địa chất một cách kỹ càng. Nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến nhà liền kề là rất dễ gặp những điều rủi ro ảnh hưởng.
3. BIỆN PHÁP XÂY NHÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÀ LIỀN KỀ
- Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu phải tuân theo pháp luật về xây dựng. Phải bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật qui định. Không được xân phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công trình liền kề và xung quanh.
- Phải dừng ngay lại việc thi công có nguy cơ xảy ra sự cố bất thường nghiêm trọng. Tùy theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà liền kề xung quanh hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Về nguyên tắc, mốc giới gia đình bạn được phép xây dựng là mốc giới sát kề với mốc giới của nhà bên cạnh. Tùy thuộc vào thực tế diện tích đất, cơ quan cấp phép sẽ nêu cụ thể khoảng cách mà gia đình bạn phải đảm bảo trong giấy phép xây dựng. Gia đình bạn căn cứ vào giấy phép xây dựng để thực hiện.
- Chỉ khi nào việc xử lý khắc phục sự cố xong và được phép của cơ quan chức năng thì gia đình bạn mới được tiếp tục thi công.
3.1. KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH LIỀN KỀ XUNG QUANH TRƯỚC KHI ĐÀO MÓNG
- Chủ đầu tư phải làm biên bản xác nhận hiện trạng với các công trình lân cận, liền kề (có chữ ký của 3 bên:chủ đầu tư, chủ công trình liền kề, người làm chứng có thể là tổ trưởng tổ dân phố) trước khi khởi công xây dựng.
- Trước khi thi công móng, đơn vị thiết kế, tư vấn và nhà thầu phải khảo sát hiện trạng nhà lân cận. Sau khi khảo sát sẽ đưa ra giải pháp thiết kế và biện pháp thi công đảm bảo an toàn.
3.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG
Có hai loại móng: móng nông và móng sâu (ép cọc hay cọc khoan nhồi).
Móng nông như móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base, … có ưu điểm là thi công đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Với nền đất yếu như khu vực Vĩnh Tuy, Hoàng Mai (Hà Nội), nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì không nên dùng móng nông.
Trước đây, do điều kiện kinh tế hạn chế, đa số người dân dùng móng nông. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là dùng móng cọc. Phổ biến nhất là móng cọc ép. Nhưng làm sao để tránh xây dựng nhà ảnh hưởng đến nhà liền kề khi làm móng cọc?
- Ưu điểm của móng cọc là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng.
- Nhược điểm là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch. Thể tích khối bê tông chèn xuống sẽ làm dâng khối đất lên, chèn ép vào nhà liền kề. Nếu nhà liền kề dùng móng nông thì nguy cơ ảnh hưởng càng lớn.
Trước khi ép cọc, người ta sẽ khoan dẫn để rút một lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép. Cách hai là ép cừ xung quanh khu đất để khối đất không bị tràn hai bên. Tuy nhiên thực tế và kinh nghiệm cho thấy, biện pháp này chỉ xử lý được 80% sự cố đến nhà liền kề. Trường hợp gặp đất sét thì gần như không xử lý được.
Phương án đảm bảo nhất là dùng móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải rất lớn. Việc thi công tạo ra độ chấn dung nhỏ, không đẩy các cọc chắn có xung quanh sang hai bên, không gây trồi đất. Do đó không gây nứt lún nhà liền kề. Nhưng chi phí thi công cọc khoan nhồi thường gấp 2-2,5 lần so với ép cọc BTCT.