Xem lại: ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC ĐỂ LÀM TẦNG HẦM VÀ CÁC LỖI NGHIÊM TRỌNG HAY GẶP
Công tác này rất quan trọng nha, phải thật cẩn thận, an toàn thì mới làm chứ làm bừa sau lở đường, nghiêng nhà hàng xóm thì đền mệt.Bước 4: Tiến hành ép cọcCó thể là ép cọc bê tông cố thép, cọc bê tông li tâm hoặc an toàn nhất là dùng cọc khoan nhồi.Cân nhắc 2 phương án vì chi phí chênh nhau khá lớn. Thường cọc khoan nhồi chi phí sẽ cao gần gấp đôi ép cọc btct.VD: Cọc D500 cộng các chi phí vào khoảng 780k/md, nhà 100m2 hết khoảng gần 300tr , còn làm btct hết khoảng 170-180tr mà còn tùy vào địa hình, công trình thực tế nữa. Mình sẽ là người cân đối để tư vấn cho chủ nhà phương án an toàn mà tiết kiệm nhất.
Bước 5: Tiến hành đào đất và văng chống tầng hầmChọn phương án máy đào và vận chuyển đất hợp lý. Đào thành từng lớp, mỗi lớp đất sâu từ 1-1,5m. Đào đến đâu, văng chống cừ đến đó để tránh hiện tượng sạt lở cừ.
Bước 6: Thi công bể ngầm, bể phốt, hố gas, hố thang máy. Tiến hành làm thép và đổ bê tông móng tầng hầm
CÁC BƯỚC THI CÔNG
Bước 1: Chuẩn bịThực hiện các thủ tục pháp lý xây dựng bao gồm:- Tiến hành lập biên bản bàn giao mặt bằng giữa anh/chị và công ty Thuanvu Arc
- Lập hồ sơ di dời vị trí đồng hồ điện, đồng hồ nước.
- Xin phép sử dụng lòng lề đường.
- Chụp ảnh, lập biên bản xác nhận hiện trạng nhà lân cận có chữ kí xác nhận của ba bên ( chủ đầu tư, nhà lân cận, nhà thầu).
- Xin phép khởi công.
- Đánh giá rủi ro trong công tác tháo dỡ, di dời công trình cũ để có giải pháp tháo dỡ an toàn, phù hợp với điều kiện xung quanh công trình đang hiện hữu. Có thể sử dụng phương án lắp dựng văng chống nhà liền kề
- Xác minh hiện trạng với các công trình lân cận đưa ra các giải pháp phòng ngừa, cũng như đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng (nếu có). Nếu thiệt hại phát sinh từ lỗi từ phía công ty, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường 100%.
- Thi công các bể nước ngầm, hầm phân, hố gas, hố thang máy đồng thời lắp đặt các đường ống kỹ thuật âm ngầm cho tầng trệt. Hệ thống cấp thoát nước
- Kích thước bể, hầm phân sẽ được tính toán phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư . Vd căn chung cư mini, nhà trọ cho thuê thì số lượng người sử dụng nhiều hàng trăm người sử dụng thì ta phải làm bể nước , hầm phân nó tương ứng.
- Bể phốt nếu mà diện tích mặt bằng rộng ta nên bố trí hầm nổi đúc btct toàn khối sẽ tốt nhất lúc đó khi đầy thì nó có thể tự đẩy ra được rãnh thoát nước khu vực.
- Diện tích mặt bằng nhỏ để tiết kiệm diện tích thì ta bố trí âm dưới nền tầng hầm và dùng máy bơm để đẩy ra ngoài, độ bền...
- Bố trí lắp đặt đường ống cấp thoát nước.
- Tạo khuôn đài móng, dầm móng, đà giằng, đà kiềng bằng gạch hoặc ván khuôn
- Đổ 1 lớp bê tông lót nền dày 10cm bằng bt gạch vỡ làm sạch đáy móng, chống mất nước xi măng khi mà chúng ta đổ bê tông cái này rất quan trọng nha, bê tông mà bị mất nước sẽ rất nguy hiểm nhất là vào những hôm trời nắng gắt khô hanh, nhiều chỗ mình thấy lót gạch nhưng không láng hồ mà chỉ xếp để cho đẹp dễ thi công thôi, nên anh chị chú ý.
- Gia công cốt thép móng, đà giằng, đà kiềng vào khuôn móng đã tạo hình trước đó.
- Lắp đặt cốt thép sàn tầng trệt liên kết vào cốt thép dầm móng đã có trước đó.
- Mình sẽ nói qua về cách bố trí thép của móng tầng hầm nha, đây là kích thước phổ thông hay áp dụng cho nhà dân dụng, thực tế những công trình chúng mình cần tính toán cẩn thận tỉ mỉ.
- Tôi sẽ trích 1 đoạn ở cái video trước tôi đã phân tích về móng bè và tầng hầm...
- Bố trí rãnh thu nước ở chân ram dốc, đầu ram dốc thu về hố ga, để sau này có nước tràn vào thì sẽ được bơm tự động ra ngoài.
- Đặt thép râu chờ để chống cốt pha thành tầng hầm, sau này đỡ phải khoan ảnh hưởng tới nền tầng hầm.
- Đặt băng cản nước tại vị trí tiếp giáp giữa sàn tầng hầm và vách tầng hầm vì tránh trường hợp sẽ bị nứt ngấm sau này, đây là chỗ tiếp giáp giữa bê tông mới và bê tông cũ. Đối với tầng hầm có quy mô nhỏ thì ta nên đổ cùng lúc sàn, và vách 1 thể sẽ tốt hơn.
- Nghiệm thu khuôn móng và cốt thép móng, ký xác nhận thông qua biên bản nghiệm thu giữa công ty với đơn vị tư vấn giám sát trước khi tiến hành đổ bê tông.
- Thi công móng và đổ bê tông móng.
- Bê tông đổ thì nên sử dụng bê tông tươi mác 250-300, có thể cho thêm phụ gia chống thấm.
- Bê tông trộn tay cũng được nhưng thường bê tông trộn tay khó đảm bảo được chất lượng đều nhau lúc mác cao lúc thấp, trộn không đều, trong trường hợp ngõ nhỏ quá xe không vào được thì ta sử dụng trộn tay. Nếu đổ bt tươi thì cũng nên chọn bên cung cấp uy tín 1 chút để nói sâu bóc phốt thì cũng nhiều vấn đề thôi mình không đụng chạm gì đến miếng cơm của nhau làm gì.
- Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ, tùy thời tiết, nắng khô hanh thì cần bảo dưỡng tốt, tưới nước trong 1 tuần đầu sau khi đổ, trời mà mát dịu thì lại đẹp rồi
- Sau vài hôm tùy tình thời tiết là chúng ta có thể tiến hành tháo cốt pha, rút cừ lasen nếu có , cừ này nếu thuê thì rẻ, ép chết thì chi phí khá cao đấy 20k/kg
- Tiến hành công tác nghiệm thu và chuẩn bị công tác đổ sàn tầng trệt...